Khi các thương hiệu thiết kế có cổ phần trong lĩnh vực thời trang bán lại, tất cả mọi bên đều có lợi.
Trong nhiều năm qua, công chúng qua nhiều thế hệ đã nắm trong tay cả quyền lực chi tiêu lẫn ý tưởng để thay đổi xã hội.Trong khi những đứa trẻ sinh sau chiến tranh (từ năm 1946 đến năm 1964) được gọi là thế hệ “baby boomers” (thế hệ làm bùng nổ dân số thế giới) có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế nhờ khả năng và động lực chi tiêu của họ, thì thế hệ Gen Z có sức mạnh thay đổi mãi mãi ngành thời trang xa xỉ mà chúng ta đã và đang chứng kiến.
Theo Business Insider, thế hệ Gen Z có mức chi tiêu ước tính là 143 tỷ USD (khoảng 3314 nghìn tỷ đồng) và mặc dù họ được gọi là thế hệ kỹ thuật số, nhưng thực tế là họ lại quan tâm nhiều đến kết nối và các sáng kiến cộng đồng, đôi khi còn nhiều hơn cả việc online trên internet. Mối quan tâm đối với các vấn đề môi trường và xã hội cùng với sức mạnh chi tiêu của Gen Z đã tạo nên một cơn bão cho sự bùng nổ thời trang secondhand. Chỉ tính riêng năm nay, thế hệ GenZ đã chiếm khoảng 40% người tiêu dùng toàn cầu.
Theo Business of Fashion, rất ít thế hệ người tiêu dùng đã hướng đến thị trường đồ secondhand so với người tiêu dùng trẻ tuổi. Ngày nay, Thế hệ Z, với những người mua sắm lớn tuổi nhất là 22 tuổi, đã thích ứng với xu hướng thị trường thời trang thứ cấp nhanh hơn bất kỳ thế hệ nào khác.
Theo ThredUp, một cửa hàng ký gửi trực tuyến, 40% Gen-Zers mua thời trang secondhand vào năm 2019, cao hơn nhiều so với con số 25% trong năm 2016. Không thể phủ nhận rằng công chúng đang tập trung vào thời trang bền vững và thị trường bán lại hiện đang thịnh hành hơn bao giờ hết. Và khi nhóm trẻ thế hệ Gen Z bước vào tuổi trưởng thành, sức chi tiêu của họ sẽ chỉ tiếp tục tăng, buộc các nhà bán lẻ phải có cái nhìn khác về thị trường thứ cấp. Thế hệ được dự đoán sẽ làm chủ thị trường này có khả năng thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp thời trang và đã đến lúc nhiều nhà mốt xa xỉ để ý đến thị trường đầy tiềm năng này.
Thị trường đồ cũ xa xỉ đang phát triển nhanh hơn gấp 4 lần so với thị trường đồ cũ “bình dân”. Nhưng hiện tại, hầu hết các thương hiệu xa xỉ vẫn từ chối tận dụng thị trường đang bùng nổ này. Hiện tại, thị trường bán lại được thống trị bởi rất nhiều công ty chủ chốt như Ebay, Fashionphile, The RealReal, StockX, Vestiaire Collective, Poshmark, Depop và hơn thế nữa. Mỗi nền tảng đều hoạt động theo cách đặc biệt của riêng mình và trong khi nhiều nền tảng tự hào về sự đảm bảo tính xác thực, thì những câu chuyện về hàng giả, nhái siêu cấp và hàng hóa không như mô tả đều đã quá phổ biến rồi.
Thương hiệu thời trang cao cấp nước Ý - Gucci - hy vọng sẽ thay đổi điều đó. Nhà mốt này vừa công bố mối quan hệ hợp tác với The RealReal, trong đó thương hiệu sẽ trực tiếp giám sát việc bán lại các mặt hàng trên tất cả các danh mục. Trước đó, Stella McCartney và Burberry là hai thương hiệu đã hợp tác cùng The RealReal. Mặc dù Gucci không phải là thương hiệu đầu tiên hợp tác với nền tảng này nhưng sự hợp tác này sẽ tạo nên một sự thay đổi cuộc chơi vì Gucci tiếp tục là một trong những thương hiệu phổ biến nhất đối với những người mua sắm trẻ tuổi.
Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng trẻ tiếp tục quan tâm đến việc mua sắm bán lại, thì đã đến lúc các thương hiệu cao cấp khác cũng cần đi theo xu hướng này. Nếu có nhiều thương hiệu tham gia vào việc bán lại sản phẩm của chính họ, và cả những người người khác nữa sẽ thắng.
Đối với những người mới bắt đầu, các vấn đề về tính xác thực sẽ rất ít xuất hiện, khiến người tiêu dùng có xu hướng mua đồ cũ nhiều hơn. Ngược lại, họ có thể sẽ sẵn sàng chi tiền cho các kiểu dáng mới hơn khi biết rằng họ có thể bán lại chúng nếu không còn yêu thích một món đồ nào đó hoặc nhận thấy nó không còn phục vụ mục đích như ban đầu nữa.
Các thương hiệu xa xỉ cũng sẽ được hưởng lợi về cổ phần trên thị trường resale, vượt qua cả vấn đề về tiền. Những lo ngại về việc phân phối và hình ảnh thương hiệu bị loãng sẽ giảm bớt khi mỗi thương hiệu có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với thị trường thứ cấp của chính họ.
Mặc dù không thể phủ nhận rằng cơ hội là rất lớn, nhưng thị trường hàng hiệu secondhand vẫn tồn tại những rủi ro. Với thực tế rằng hàng hiệu xa xỉ đã qua sử dụng ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn, có những lý do xác đáng khiến các thương hiệu xa xỉ vẫn không bị thuyết phục và có ý định tham gia thị trường thứ cấp. Nhưng cũng đã đến lúc nhiều thương hiệu tự kiểm soát thị trường hậu mãi của mình.
Vân Nguyễn (Theo Purse Blog)